Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam để phát triển đất nước nhanh và bền vững

Thứ Hai, ngày 26 tháng 12 năm 2022 - 14:14 Đã xem: 14160

Sự tác động của gia tăng dân số đối với quốc gia, và nhu cầu giáo dục về kiểm soát tăng dân số là nội dung lớn ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định lấy ngày 26/12 hàng năm làm ngày Dân số Việt Nam nhằm tập trung sự quan tâm của toàn xã hội cho công tác dân số, điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trước mắt và lâu dài.

                                                             Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Hin nay, dân s toàn thế giới được thng kê chính thc là 7,834 t dân vào năm 2020, d đoán là 7.9 tỷ vào năm 2021. Chúng ta gần đây đã chứng kiến những thay đổi lớn về tỷ lệ sinh và tuổi thọ. Vào đầu những năm 1970, trung bình mỗi phụ nữ có 4,5 con; đến năm 2015, tổng mức sinh trên thế giới giảm xuống dưới 2,5 con/phụ nữ. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình toàn cầu đã tăng, từ 64,6 tuổi vào đầu những năm 1990 lên 72,6 tuổi vào năm 2019. Ngoài ra, thế giới đang chứng kiến ​​mức độ đô thị hóa cao và tốc độ di cư tăng nhanh. Năm 2007 là năm đầu tiên nhiều người sống ở thành thị hơn ở nông thôn và đến năm 2050, khoảng 66% dân số thế giới sẽ sống ở thành phố.

Vấn đề dân số hiện nay được xác định tác động đến một loạt các nội dung lớn, bao gồm: lợi ích của kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới, nghèo đói, sức khỏe bà mẹ, quyền con người, v.v. Tính đến ngày 01/4/2019, dân số Việt Nam là trên 96,2 triệu người. Trải qua 5 lần tổng điều tra dân số (vào các năm: 1979, 1989, 1999, 2009, 2019), trong 40 năm  (1979 - 2019), dân số Việt Năm tăng trung bình 1 triệu người/năm [1]. Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.270.682 người vào ngày 03/12/2022, theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc và chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Ở Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX, với sự quyết tâm và nỗ lực của cả dân tộc, chúng ta đã dành được những thành tựu lớn trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, từ năm 1958 trở đi thu nhập quốc dân giảm, trong khi sản lượng lương thực giảm lại thì tốc độ tăng dân số lại tăng vọt từ 1,1% (1954) lên 3,93% (1960). Lúc này chính sách sinh đẻ có kế hoạch chưa được áp dụng ở nước ta. Trong bối cảnh nói trên, ngày 26/12/1961, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 216/CP, về việc sinh đẻ có hướng dẫn, xuất phát từ thực tế về sự gia tăng dân số quá nhanh, gây cản trở đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một văn bản đánh dấu sự ra đời của công tác Dân số và kế hoạch hóa gia đình được triển khai thực hiện ở nước ta.

Điển hình của những thành tựu đạt được đó là: tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng lên đáng kể, từ năm 1989 đến năm 2021, tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng từ 65,2 tuổi lên 73,7, chất lượng dân số được cải thiện. Tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện, từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng thêm 6,6 cm, đạt 168,1 cm ở nam (2020) và 156,2 cm ở nữ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm 2/3; tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4 so với năm 1990. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với khoảng 66 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là nền tảng và cơ hội vàng cho Việt Nam có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [2].

Năm 2022, chủ đề của Ngày dân số Việt Nam là “Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững” theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và các chương trình, kế hoạch đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, Việt Nam cùng thế giới chung tay thúc đẩy một tương lai linh hoạt và bền vững trên cơ sở nỗ lực tạo ra cơ hội và quyền bình đẳng để phát triển và có một cuộc sống chất lượng. Đồng thời quan tâm đến các vấn đề đáng báo động xảy ra do sự gia tăng dân số như sự nóng lên toàn cầu, tăng trưởng, tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.

Hiện nay, những tiến bộ y tế đã làm giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em và tăng tuổi thọ. Vì vậy, để mang lại một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho thế hệ sắp tới, điều cần thiết là tạo ra nhận thức và giáo dục mọi người về rủi ro liên quan đến tình trạng quá tải dân số. Cung cấp các kiến thức về sức khỏe sinh sản và đẩy mạnh tuyên truyền để đảm bảo vị thành niên, thanh niên, công nhân các khu công nghiệp… tiếp cận tốt hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số. Tập trung tuyên truyền về các giải pháp phát huy lợi thế của cơ cấu dân số vàng: Tiếp tục duy trì vững chắc mức sinh thay thế nhằm phát huy lợi thế giai đoạn cơ cấu dân số vàng, qua đó tăng cơ hội việc làm, nhất là những việc làm tạo giá trị gia tăng, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động.

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021 của Liên Hợp Quốc, Việt Nam tăng hạng từ thứ 83 lên 79 [3]. Vi nhng kết qu k trên, Vit Nam đang đi đúng hướng và đã tìm được gii pháp trong quá trình phát trin quy mô dân s của đất nước với thế gii.

 

1. Trần Quỳnh, Dân số Việt Nam qua 5 lần tổng điều tra dân số, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2019

2. Đỗ Thoa, Những năm tháng cam go, thử thách và tự hào! Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2022.

3. An Bình, Việt Nam tăng hạng về chỉ số hạnh phúc, Báo điện tử Chính phủ, 2021.

Đỗ Hồng Thanh

Xem tin theo ngày:   / /