Phát triển Công nghiệp: Yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thứ Hai, ngày 19 tháng 4 năm 2021 - 16:48 Đã xem: 6282

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang luôn quan tâm phát triển công nghiệp, nhất là đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ. 

Sản xuất ván thanh tại Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang. Nguồn ảnh: baotuyenquang.com.vn


Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển công nghiệp; lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch công nghiệp; đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu trong khu, cụm công nghiệp; sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích đầu tư, hướng vào ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế của địa phương như: Chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; thủy điện; chế biến sâu khoáng sản... Đã hoàn thành một số dự án công nghiệp quan trọng với quy mô lớn, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp cao, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là về nguyên liệu và các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một số sản phẩm công nghiệp đạt sản lượng khá cao, có vị trí trên thị trường trong nước và xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp năm sau luôn tăng cao hơn năm trước; qua đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Trong giai đoạn 2015 - 2020 đã thu hút 37 dự án đầu tư lĩnh vực sản xuất công nghiệp, bao gồm: 10 dự án trong lĩnh vực chế biến nông, lâm nghiệp; 07 dự án trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; 15 dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, luyện kim; 05 dự án đầu tư phát triển năng lượng; tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 16%/năm.

Tuy nhiên, phát triển công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế; hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn lực cho phát triến công nghiệp hiệu quả còn thấp; tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư còn chậm, có dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện; một số sản phẩm công nghiệp không đạt mục tiêu đề ra; cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu, cụm công nghiệp chưa đồng bộ, tỷ lệ lấp đầy diện tích khu, cụm công nghiệp còn thấp; nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản chưa ổn định, đầu ra của một số sản phấm công nghiệp có lúc còn khó khăn; đời sống của một bộ phận cán bộ, công nhân, người lao động trong lĩnh vực công nghiệp cũng còn nhiều hạn chế,...

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII tiếp tục xác định  phát triển công  nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, điện tử, may mặc là nhiệm vụ trọng tâm. Với quan điểm: Sản xuất công nghiệp là ngành kinh tế có vai trò quan trọng, chủ đạo, là động lực tạo ra giá trị gia tăng lớn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu ngân sách địa phương. Trong thời gian tới, phát triển công nghiệp của tỉnh phải phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của cả nước và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó ưu tiên cho những ngành có tiềm năng, thế mạnh, có giá trị kinh tế và hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; huy động có hiệu quả các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tập trung phát triển công nghiệp theo hướng tùng bước thu hẹp chiều rộng, phát triển chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, chuyến đối cơ cấu lao động, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao cho ngành công nghiệp, góp phần thúc đấy tăng trưởng, chuyến dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng bền vững. Phát triển công nghiệp phải gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Mục tiêu của tỉnh là tập trung huy động các nguồn lực tạo bước đột phá để phát triển công nghiệp, chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế, tăng giá trị xuất khẩu; phấn đấu hoàn thành các dự án trọng điểm đã có trong kế hoạch triển khai thực hiện. Đến năm 2025, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp tăng về số lượng, có khả năng tạo ra các sản phấm công nghiệp có tính cạnh tranh cao. Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp theo đúng hướng tập trung, theo vùng, Khu vực phía Nam của tỉnh và thành phố Tuyên Quang ưu tiên phát triển các ngành: Chế biến gỗ, giấy, điện tử, công nghiệp phụ trợ, vật liệu xây dựng,... Khu vực phía Bắc của tỉnh ưu tiên phát triển các ngành: Dệt may, da giày, chế biến nông, lâm, thuỷ sản và dược liệu,... Chú trọng công tác khuyến công, xúc tiến thương mại, tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp. Thu hút thêm một số tập đoàn, công ty lớn có tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp để dẫn dắt, chuyển giao công nghệ, tác động lan tỏa đến phát triển công nghiệp của tỉnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá so sánh 2010) đạt trên 27.735 tỷ đồng, tăng bình quân 5 năm đạt 14%. Cơ cấu lao động ngành công nghiệp chiếm 25,8%, tương đương 138.700 lao động, trong đó lao động qua đào tạo chiếm trên 65%. Cơ cấu ngành công nghiệp trong GRDP của tỉnh đạt trên 24,7%.

Để hoàn thành được mục tiêu phát triển công nghiệp, tỉnh Tuyên Quang sẽ thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp: Hoàn thiện, bổ sung chính sách về phát triển công nghiệp; Huy động nguồn lực hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp; ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lọi thế của địa phương; thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển. Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, chú trọng liên kết vùng và hợp tác quốc tế để phát triển công nghiệp. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư và thị trường. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nưóc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện tốt cải cách hành chính. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển công nghiệp. 

NTBH


 

Xem tin theo ngày:   / /