Hương vị bánh dày xứ Tuyên

Thứ Tư, ngày 24 tháng 5 năm 2023 - 08:08 Đã xem: 4282

Trong những món ăn truyền thống, bánh dày là món bánh không thể thiếu của người Tày trong các dịp như Tết Đắp nọi, lễ cúng mát nhà, cúng giỗ gia tiên, đám cưới…

Bánh dày (tiếng Tày gọi là "pẻng đéc")

Bánh dày (pẻng đéc - “pẻng” là bánh, “đéc” là một động từ chỉ hành động giã bánh) là sản phẩm của nông nghiệp gắn liền với vụ mùa sản xuất trong năm, trở thành phong tục, tập quán của dân tộc Tày Tuyên Quang. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, nét đẹp văn hóa ấy vẫn được lưu giữ, trao truyền đến ngày nay.

Để tạo ra sự loại bánh dày thơm ngon này, người Tày sử dụng gạo nếp nương, nếp cái hoa vàng, loại gạo có một mùi thơm rất đặc trưng, hạt to, trong, không pha trộn với gạo tẻ. Nhân bánh thường có hai loại. Một là nhân bánh ngọt được làm bằng vừng đen và mật mía. Vừng đen được rang chín, giã nhỏ, rồi trộn cùng mật mía đến khi hỗn hợp quyện vào nhau, tưởng chừng đơn giản nhưng lại tạo ra sự sự thơm ngon của chiếc bánh bởi tính dẻo của gạo nếp đã hòa quyện với vị ngọt thơm của nhân bánh. Ngoài ra, nhiều gia đình làm nhân bánh bằng đỗ xanh hoặc lạc giã nhỏ thêm chút muối, hạt tiêu và hành khô.

Gạo nếp được ngâm từ tối ngày hôm trước đến sáng sau vo lại rồi đồ cách thủy đến khi nếp chín đổ xôi ra giã nhuyễn. Để làm nên những chiếc bánh thơm ngon, bà con đồ xôi nếp cái hoa vàng bằng những chiếc chõ bằng gỗ. Sau đó, xôi được đổ ra chiếc nong trải lá chuối đến khi nguội. Bánh dày truyền thống của người Tày xứ Tuyên là bánh dày giã tay. Giã bánh dày là công đoạn vất vả, cầu kỳ nhất. Cối dùng để giã bánh là loại cối làm bằng đá xanh. Chày làm từ thân cây tre.

Công đoạn đồ xôi nếp

Muốn bánh ngon phải giã nhanh và đều tay, thường xuyên quần đảo cho khỏi dính. Xôi nếp sau thời điểm giã nhuyễn, nặn ra từng vắt bột dẻo dai, mềm mịn. Dàn đều nắm bột, rồi cho thêm nhân vừng đen vào vê tròn lại. Quy trình tiến độ nặn bánh phải thật nhanh để vỏ bánh không bị cứng, nhân bánh cũng không bị khô. Thường trước khi nặn bánh, người Tày dùng “lạp” - làm từ sáp ong xoa đều bàn tay để tránh bị dính. Từng chiếc bánh thành phẩm được người làm đặt cẩn thận vào lá chuối rừng tươi sau thời khi đã rửa sạch, hơ lửa để giúp bánh được mềm lâu, mặt bánh không bị se.

 

Công đoạn giã và nặn bánh

Chính mùi vị thơm ngon, dẻo mà không bị dính đã tạo ra sự đặc trưng của món bánh dày. Vì vậy, ai đó đã ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Bên cạnh những chiếc bánh dày trắng quen thuộc, người dân nơi đây còn sáng tạo ra những chiếc bánh dày nhiều màu sắc như: Màu vàng từ củ nghệ, màu tím từ lá cơm tím… càng tạo nên sự hấp dẫn so với người thưởng thức.

Trong các dịp lễ hội như: lễ hội Lồng tông (xuống đồng), lễ cơm mới… luôn có bánh dày, đặc biệt là bánh dày vừng đen vì theo truyền thuyết, bánh dày tượng trưng cho trời cũng như bánh chưng tượng trưng cho đất. Thông qua đó, thể hiện sự hàm ân trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho Nhân dân.

Những vụ mùa bận rộn, những chiếc bánh dày thơm ngon có thể để được vài ngày. Người dân vùng cao có thể đem rán cùng chút mỡ đến khi bánh vàng, giòn rụm hoặc có thể nướng bằng bếp củi. Bánh rán hay nướng đều có hương vị riêng rất đặc biệt. Những chiếc bánh với hương vị thơm ngon thường được bà con bọc trong lá chuối, theo chân họ lên nương hoặc xuống ruộng vỡ đất.

Bánh dày gợi nhớ về những kỷ niệm về tuổi thơ. Món ăn giản dị, đậm đà mùi vị quê nhà không chỉ là món ăn tinh thần, mà còn chứa đựng trong đó sự cần cù, chịu thương chịu khó của người dân nơi đây; là món quà quê mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là thức quà không thể thiếu trong các dịp quan trọng của người Tày xứ Tuyên./.

Mộc Miên

Xem tin theo ngày:   / /