Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại, ngoại giao

Thứ Sáu, ngày 15 tháng 3 năm 2024 - 14:12 Đã xem: 2252

Trong gần 40 năm đổi mới, kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại, ngoại giao vẻ vang của dân tộc, nhất là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kế thừa và không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở vì hoà bình, hợp tác và phát triển, thực thi chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Ảnh minh họa: Tất Thắng

Đại hội lần thứ XIII của Đảng  đã xác định: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tư tưởng cốt lõi về đối ngoại, ngoại giao Việt Nam tiếp tục được đúc kết trong cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khẳng định:

Quá trình đổi mới tư duy của Đảng: Bảo vệ tổ quốc, bắt đầu từ Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị năm 1988 gắn đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới tư duy quốc phòng và đổi mới tư duy đối ngoại. Đối ngoại và đường lối đối ngoại. Hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá; và quan hệ giữa hội nhập quốc tế và bảo vệ độc lập, tự chủ. “Đối tác, đối tượng" trong quan hệ quốc tế. Sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước về công tác đối ngoại để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và kết hợp hiệu quả sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao toàn diện, hiện đại.

3 đặc điểm lớn của thời đại ngày nay: Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo và khát vọng lớn của nhân lợi, dù nguy cơ chiến tranh và xung đột luôn luôn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp. Thời đại của toàn cầu hoá, chủ nghĩa đa

phương và luật pháp quốc tế; trong đó Hiến chương Liên hợp quốc là các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế. Hợp tác và đấu tranh song song tồn tại,giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

 5 nội dung về "định vị" Việt Nam: Là nước kiên định theo con đường Xã hội

chủ nghĩa, theo đuổi lợi ích quốc gia - dân tộc. Là bạn, đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Đề cao Luật pháp: tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Một nước ASEAN đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN. Một nước yêu hoà bình và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình; thực thi chính sách "4 không“

6 nhiệm vụ trọng tâm nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam: Tiếp tục đổi mới Tư duy. Làm tốt nghiên cứu, dự báo. Phát huy vai trò Tiên phong: bảo vệ tổ quốc

từ sớm - từ xa.  Huy động nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nâng cao thế và lực, uy tín đất nước.  Không ngừng kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ, xây dựng ngành đối ngoại toàn diện, chuyên nghiệp, hiện đại.

Những tư tưởng cốt lõi của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam được đúc kết từ kinh nghiệm suốt chiều dài lịch sử cuả dân tộc, đặc biệt là hơn 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quá trình kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại, kiên định vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thành nên trường phái đối ngoại, ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, đó là: Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách, khí phách của dân tộc Việt Nam./.

N.T.B.H

Xem tin theo ngày:   / /