Hàm Yên - Phát triển vùng Cam sành

Thứ Năm, ngày 27 tháng 6 năm 2024 - 14:03 Đã xem: 3371

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hàm Yên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định khâu đột phá là “Xây dựng huyện nông thôn mới gắn với phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, tập trung một số sản phẩm chủ lực, có lợi thế”. Trong đó, cây cam sành được xác định là cây trồng chủ lực của huyện. Do vậy, giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên là nhiệm vụ quan trọng, đòi hòi phải có sự quan tâm vào cuộc của các cấp, ngành của huyện và Nhân dân.

Những mùa cam ngọt (hamyen.org.vn)

 Giai đoạn 2021-2023, cấp ủy, chính quyền huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp để duy trì, phát triển thương hiệu cam sành. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây cam sành được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn, Hội cam sành và nhân dân vào cuộc, chung tay. Sản phẩm cam sành ngày càng được nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường phát huy thương hiệu, chỉ dẫn địa lý Cam sành Hàm Yên. Tổng doanh thu xã hội từ sản xuất cam đạt trên 80 tỷ đồng/năm. Tạo việc làm, thu hút nhiều lao động tham gia sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tăng thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, đến năm 2024, diện tích cam của huyện bị suy giảm so với đầu nhiệm kỳ (năm 2020): Năm 2024 là 6.101 ha,  giảm  1.169 ha; sản lượng năm 2023 trên 80.000 tấn, giảm 20.000 tấn so với năm 2020. Sản phẩm cam không có thị trường tiêu thụ ổn định, liên doanh, liên kết trong sản xuất còn nhiều hạn chế; các loại nấm, vi rút, vi khuẩn gây hại làm cho cam bị bệnh vàng làm giảm diện tích; một số hộ sản xuất cam không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, còn tình trạng lạm dụng phân bón hoá học thuốc bảo vệ thực vật, không bón bổ sung phân hữu cơ làm cho đất bị chua hạn chế khả năng hút dinh dưỡng của rễ cam…

Hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững vùng sản xuất cam sành là một trong nhiệm vụ trọng tâm thực hiện tốt khâu đột phá của huyện, góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện Nông thôn mới vào năm 2025. Thời gian không còn nhiều, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên xác định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp:

Tổ chức triển khai thực hiện

Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 31/10/2019 của Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên, về phát triển bền vững cây Cam sành Hàm Yên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch phát triển bền bền vững cây Cam sành Hàm Yên hằng năm.

Tập trung tuyên truyền, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế trang trại, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông,lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ; các cơ chế, chính sách mới của tỉnh, Trung ương về phát triển cây cam.

Tổ chức tập huấn, theo dõi, hướng dẫn nhân dân kỹ thuật trồng, chăm
sóc và công tác thu hái, bảo quản cam sau thu hoạch theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Cam sành

Thực hiện kế hoạnh quảng bá, xúc tiến thương mại thu hoạch tiêu thụ sản phẩm cam.Tiếp tục đẩy mạnh việc tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong các siêu thị.

Tuyên truyền vận động các hợp tác xã, các trại trại và hộ gia đình thực hiện sản xuất cam theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, thực hiện duy trì và mở rộng các mô hình cam theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, cam hữu cơ, cam hữu cơ chuyển đổi,... để tuyên truyền, nhân rộng trong toàn vùng, kết hợp phát triển du lịch sinh thái gắn với việc quảng bá sản phẩm.

Áp dụng một số giải pháp kỹ thuật thực hiện trên cây cam

Trồng mới, trồng lại

Về đất: Chỉ thực hiện trồng mới, trồng lại trong vùng quy hạch trồng cam. Những diện tích đất đã hết chu kỳ I và diện tích đất các vườn cam bị bệnh đã được tiêu huỷ kể cả phần gốc, rễ cam tiến hành sử lý bằng vôi bột và các diện tích đất này thực hiện luân canh một số cây ngắn ngày sau thời gian cách ly từ 2-3 năm trở lên mới nên trồng lại kết hợp các biện pháp phòng chống tái nhiễm cây cam.

Về giống: Chỉ sử dụng các giống cam ghép sạch bệnh như: Cam V2, cam chanh cao thành, cam CS1, cam CT36, cam CT9 từ Trung tâm Cây ăn quả và một số cơ sở sản xuất đảm bảo của Viện Di truyền, Viện bảo vệ thực vật, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có múi… Thực hiện tái cơ cấu diện tích cam, cho thu hoạch rải vụ, giảm việc thu hoạch trùng với sản phẩm cam sành.

Chăm sóc cây cam

Thực hiện đúng theo Hướng dẫn số 1731/HD-SNN của sở Nông nghiệp, Quy trình kỹ thuật số 788/BVTV của Viện Bảo vệ Thực vật về phòng chống một số bệnh hại (Greening và Tristeza) trên cây có múi, các văn bản hướng dẫn của khác của Sở Nông nghiệp và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện.

Khuyến khích nhân dân tăng cường việc sử dụng phân hữu cơ, hoặc hữu cơ vi sinh…, trước khi trồng bón phân cân đối cho các vườn cam.

Sau những đợt mưa lớn kéo dài làm ảnh hưởng đến rễ cam, sử dụng phân bón lá hoặc các sản phẩm phân bón hỗ trợ ra rễ để cây khoẻ (như: Humix, Sumagoo, Kẽm đạm cá Organic Fish); tăng cường sử dụng chế phẩm đối kháng như: Trichoderma, Bacillus, etarhizium (chế phẩm PhytoM, Bio Vaas) để hạn chế nguồn sâu bệnh trong đất để tăng cường tái tạo rễ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp khắc phục bệnh vàng lá, chết cây cam theo Văn bản số: 2303/UBND-NLN ngày 28 tháng 9 năm 2022 của Uỷ ban nhân huyện.

Những vườn có độ dốc cao phải tiến hành áp dụng biện pháp canh tác trên đất dốc hạn chế xói mòn rửa trôi, giữ độ ẩm cho đất. Trồng cây chắn gió, chắn côn trùng xung quang các vườn cam.

Đối với vườn cam lâu năm thực hiện tỉa định lại mật độ cây cho thích hợp để lại những cây sinh trưởng tốt tập trung chăm sóc, phá bỏ những diện tích cam già cỗi không còn cho thu hoạch, thực hiện cải tạo lại đất, tiến hành trồng lại, áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật quản lý chặt chẽ bệnh vàng lá, thối rễ, đặc biệt là bệnh Greening và tristeza.

Phòng, trừ sâu bệnh hại

Áp dụng các biện pháp IPM trong phòng trừ dịch hại, ưu tiên lựa chọn các chế phẩm, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học nhằm hạn chế ảnh hưởng tới môi trường sức khỏe con người cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm

Đối với thu hoạch tiêu thụ cam

Về thu hoạch: Vào vụ thu hoạch cam, các Chi hội cam Sành, các hợp tác xã, tổ nhóm sản xuất cam thành lập các tổ nhóm thu hoạch để quản lý và thực hiện thu hái đúng hướng dẫn, sử dụng các dụng cụ thu như sọt tre, rành nhựa, hộp xốp để dựng cam khi vận chuyển hạn chế dầm bì gây hỏng cam. Không được thu hoạch cam sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đủ thời gian và thu hoạch vào những ngày trời mưa. 

Về tiêu thụ cam

Đầu vụ (Cam sành xanh) tiêu thụ cho thị trường miền Trung, miền Nam; tập trung thu hoạch ở các xã Phù Lưu, Minh Khương, Minh Dân, Minh Hương và một phần diện tích xã Tân Thành.

Giữa vụ: Tiêu thụ tất cả các thị trường trong cả nước (chủ yếu tiêu thụ cam loại 1 chất lượng, mẫu mã đẹp có thời gian bảo quản dài, phục vụ tết Nguyên Đán và các Lễ hội đầu xuân) tập trung thu hoạch tiêu thụ các xã: Tân Thành, Bằng Cốc, Thái Sơn, Minh Hương, Yên Phú, Yên Lâm, thị trấn Tân Yên…

Cuối vụ: Tiêu thụ chủ yếu thị trường các tỉnh miền Bắc (sau tết Nguyên Đán) thu hoạch các vườn cam loại 2, loại 3 còn lại của các xã có những vườn cam có khả năng để được trên cây lâu hơn.

Đào Việt Dũng

Xem tin theo ngày:   / /