Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng phát triển công nghệ thông tin, kỹ thuật số, internet, sự kết nối toàn cầu ở nhiều lĩnh vực, và mỗi con người. Văn hóa Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động đó.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về văn hóa, đòi hỏi cơ bản và cấp thiết là vừa phải bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vừa coi trọng và bảo vệ sự đa dạng văn hóa trên phạm vi toàn thế giới Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội lớn cho các nước đang phát triển nói chung, trong đó có Việt Nam có thể rút ngắn quá trình phát triển bằng cách “đi tắt, đón đầu”, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn. Đây là cơ hội để nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của các ngành, nghề truyền thống cũng như việc tiếp cận thị trường thế giới trên nền tảng số, Internet để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững với giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội cho phát triển nền kinh tế số, xã hội số, văn hóa số, sản xuất và dịch vụ thông minh; các loại hình kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, du lịch, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, logistic, robotics... thông minh hóa. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, quản lý mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực văn hóa, con người. Kết nối Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… giúp mọi người tiếp cận lượng thông tin đồ sộ của toàn nhân loại. Các phương tiện truyền thông xã hội (Facebook, Twitter, Youtube, Instagram, Tiktok,...) đã trở thành hiện tượng văn hóa mới; trở thành nơi diễn ra các hoạt động thông tin, văn hóa đa dạng và phong phú, chứa đựng nhiều giá trị và cả phản giá trị, lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa và hạn chế, phá hoại sức mạnh mềm văn hóa quốc gia… Ngày nay, chúng ta đã nói nhiều đến phát triển công nghiệp sáng tạo, “công nghiệp văn hóa” trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ. Phát triển ngành “công nghiệp văn hóa” đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn hóa của các nước trên thế giới và nước ta hiện nay. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định: “Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu lên yêu cầu mới là phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam và tiếp thu, vận dụng có hiệu quả tinh hoa văn hóa nhân loại: Khẩn trương triển khai phát triển có trọng điểm, trọng tâm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Việc hình thành các phương tiện truyền thông xã hội, các phương thức mới liên kết xã hội trong môi trường mạng đang đặt ra những vấn đề mới trong công tác quản lý, phát triển văn hóa, thông tin. Cần chủ động sử dụng và phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông truyền thống và các phương tiện truyền thông mới trong tổ chức các hoạt động văn hóa để thích ứng sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ.
Cần nhận thấy mặt trái của công nghệ, những thay đổi về cách thức giao tiếp, thông tin và văn hóa trên Internet cũng đặt con người và văn hóa xã hội gặp nhiều “nguy hiểm”, “bất trắc” khó lường... Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là trong các lĩnh vực an ninh mạng, an ninh văn hóa, an ninh con người, an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia... Các phương tiện truyền thông xã hội, mạng viễn thông, internet tạo thuận lợi cho giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời cũng diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ thể chế chính trị, an ninh quốc gia, an ninh văn hóa, an ninh con người ... Mặt trái của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn có thể gây ra sự bất bình đẳng về văn hóa, xã hội. Nó có thể phá vỡ thị trường lao động truyền thống, có thể làm gia tăng mức chênh lệch về cơ hội tiếp cận công nghệ và phúc lợi xã hội về văn hóa của các nhóm dân cư; nó có thể làm gia tăng sự xâm lược, đồng hóa văn hóa của các thế lực thù địch, sự xâm nhập của các hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa, phi nhân tính, không phù hợp với nền tảng tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi cần có sự chủ động ứng phó và kiểm soát tốt.
Xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam phải thường xuyên củng cố, kiên định mục tiêu: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thấm nhuần tinh thần dân tộc.Việt Nam một cách bền vững nhất./.
N.T.B.H