Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân

Thứ Ba, ngày 21 tháng 12 năm 2021 - 08:44 Đã xem: 1494

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành hết tâm sức cho sự nghiệp phát triển văn hóa của dân tộc; trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan niệm “Ý nghĩa của văn hoá: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Trong Thư gửi đồng bào thị xã Phát Diệm và các xã Vĩnh Khang, Tam Cường, Diễn Liên, Liên Sơn, Người viết ngày 21 tháng 12 năm 1956; Báo Nhân dân đăng số 1024, ngày 24 tháng 12 năm 1956, Người đã động viên sự cố gắng trong việc thanh toán nạn mù chữ; khẳng định thắng lợi vẻ vang bước đầu trên mặt trận văn hóa; có thắng lợi đó là nhờ sự đoàn kết nhất trí, sự cố gắng rất nhiều của đồng bào và toàn thể cán bộ…Đồng thời, Người khẳng định:

Kế thừa và phát triển những quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển văn hóa qua hơn 90 năm, Nghị quyết Đại hội XIII tiếp tục khẳng định: “... Gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.

Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.

Như vậy, để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, người dân có thu nhập cao thì việc huy động sức mạnh, sức sáng tạo của mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa, con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Cho nên, đây là một trong những nhiệm vụ hết sức nặng nề, cần quyết tâm cao với những giải pháp đồng bộ và thể hiện rõ trách nhiệm chính trị của mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp và từng cán bộ, đảng viên trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG

Tổng số: 1698 | Trang: 1 trên tổng số 170 trang  
Xem tin theo ngày:   / /