Khát vọng hòa bình là lẽ sống của dân tộc Việt Nam, đã được bao thế hệ nối tiếp nhau không tiếc công sức và xương máu đề gìn giữ và bảo vệ.
![](/images/image-20220113054023-1.jpeg)
Năm 1947, trong bối cảnh chiến tranh đã lan rộng trên cả nước, bên cạnh việc chỉ đạo cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nỗ lực thúc đẩy các hoạt động ngoại giao nhằm tranh thủ hoà bình, đặc biệt là hướng về các nước láng giềng châu Á, ngày 13-1-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư gửi lãnh tụ và nhân dân các nước” (in trong sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, t.1, tr.30-31.) trong đó nêu rõ: Việt Nam chỉ muốn hoà bình và độc lập để cộng tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới, trước là với dân tộc anh em Á Đông và dân tộc Pháp... Vì Tổ quốc, vì tự do, nhân dân Việt Nam kiên quyết kháng chiến đến cùng. Vì nhân đạo vì chính nghĩa, vì hoà bình chung và lợi ích chung, nhân dân Việt Nam mong các vị giúp đỡ mọi phương diện.
![](/images/image-20220113054023-2.jpeg)
Vững tin, thực hiện tư tưởng "hòa bình" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt những năm qua Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vững bước trên con đường đã chọn để sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
![](/images/image-20220113054023-3.jpeg)
Ngày nay, thực hiện "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước theo tầm nhìn và định hướng phát triển đến năm 2025, 2030 và 2045, đưa nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
![](/images/image-20220113054023-4.jpeg)