Đây là câu mở đầu trong bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn miền Bắc, ngày 19 tháng 2 năm 1959.

Trong bối cảnh miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương vững chắc, cung cấp sức người, sức của cho đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ngày 19 tháng 2 năm 1959, dự Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện, động viên: “Các cô, các chú chính đang phụ trách đào tạo lớp người của xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đấy. Cho nên công tác của các cô, các chú rất nặng nề và vẻ vang”, Người cũng phân tích “Trẻ em trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt”, “Cho nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau”. Đồng thời, Người khẳng định “Giáo dục thiếu niên, nhi đồng là trách nhiệm của các cô, các chú, của gia đình, của nhà trường, của đoàn thể, của xã hội” và căn dặn “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng”.

Thấm nhuần lời dạy của Người, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm, chăm lo đến việc giáo dục, bồi dưỡng các em thiếu niên nhi đồng, thế hệ trẻ tương lai của tỉnh, của đất nước.

Với tâm thế người đi giáo dục trước hết phải tự giáo dục, phải là người tốt, người có tâm, có đức, yêu ngành, yêu nghề, thương yêu con trẻ, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên luôn tự giác, ra sức học tập, trau dồi về phẩm chất đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, tự mình tu dưỡng, rèn luyện thực sự là người tốt, là tấm gương mẫu mực, trong sáng cho trẻ em học tập và noi theo.

Hải Thủy